Di sản Tổ nghề sân khấu

Giỗ Tổ sân khấu vốn là một hoạt động mang tính tâm linh lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Ngày này được xem là ngày “trọng đại” và “linh thiêng” nhất của những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu tại Việt Nam.[19] Nhà nước Việt Nam cũng đã quyết định chọn ngày này là Ngày Sân khấu Việt Nam.[2][20][21] Đây là thời điểm để các nghệ sĩ đoàn tụ thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với Tổ nghề, với mục đích tôn vinh những bậc tiền bối có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sân khấu. Ban đầu, giỗ tổ chỉ nằm trong phạm vi của nghệ thuật truyền thống như: hát bội, cải lương, nhưng về sau trở thành ngày hội chung của tất cả mọi người làm việc trong lĩnh vực giải trí với sự tham gia của đông đảo những nghệ sĩ kịch nói, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, người mẫu… Theo báo Thể thao & Văn hoá ghi nhận hàng năm mỗi đơn vị thường tổ chức giỗ tổ riêng với các hoạt động chủ yếu: thắp nhang cho tổ nghiệp, biểu diễn cho tổ xem và tụ họp liên hoan.[2]

Việc tham gia nhiều hoạt động ăn giỗ tổ từ sân khấu này sang sân khấu khác cũng được xem là một nét độc đáo và để lại nhiều kỷ niệm trong công việc của các phóng viên gắn bó với mảng nghệ thuật sân khấu.[2] Thông qua những hoạt động cúng giỗ tổ nghề, báo Pháp luật Việt Nam cho rằng giới nghệ sĩ và các sở, ban, ngành nhà nước Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến hoạt động giỗ tổ nghề sân khấu.[22]

Liên quan

Tổ Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng thống Hoa Kỳ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Thương mại Thế giới Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Việt Nam)